GPLX QUỐC TẾ ĐƯỢC LƯU HÀNH 84 NƯỚC?
Các quốc gia tham gia Công ước Vienna chấp nhận giấy phép lái xe (GPLX) của các nước thành viên tại chính nước mình. GPLX này không có hiệu lực lưu hành ở trong nước, người Việt Nam có thể sử dụng GPLX quốc tế để điều khiển phương tiện giao thông là ô tô tại 84 quốc gia.
Hiện tại GPLX quốc tế chỉ cấp ở Tổng cục đường bộ. Các Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã được tập huấn và chuyển giao công nghệ nhưng đang trong quá trình chuẩn bị về cơ sở thiết bị nển chưa thể triển khai. Được biết, một bộ thiết bị hoàn chỉnh trong dây chuyền cấp GPLX quốc tế trị giá khoảng 400 triệu đồng, thiết bị này do các địa phương mua sắm.
Để được nhận GPLX quốc tế, người có nhu cầu cần thực hiện một hồ sơ, gồm: Đơn xin cấp GPLX quốc tế (theo mẫu tại Tổng cục), một ảnh 3x4 để dán vào đơn, GPLX trong nước, hộ chiếu và nộp 135.000 đồng lệ phí. Các thủ tục kê khai đơn giản và được tiếp nhận nhanh chóng, sau 5 ngày kể từ khi Tổng cục đường bộ tiếp nhận hồ sơ thì GPXL quốc tế sẽ được cấp cho công dân. Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho biết, GPLX quốc tế được sử dụng công nghệ vi ấn và hologram (phản quang đa diện - PV). GPLX này được bảo mật như hộ chiếu.
Hiện quy trình cấp GPLX quốc tế đang được áp dụng theo hình thức truyền thống nên mất thời gian 5 ngày, đến đầu năm 2016 Tổng cục sẽ áp dụng dịch vụ công cấp độ 3 - khi đó người có nhu cầu chỉ mất 2 tiếng sau khi nộp hồ sơ thì sẽ được nhận GPLX quốc tế và có thể đăng ký qua mạng.
GPLX quốc tế được cấp cho công dân Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna năm 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna). Được biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ thí điểm cấp GPLX quốc tế trong vòng 1 tháng, sau đó sẽ triển khai tới tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước.
_____________________________________________________________________________
0 nhận xét:
Đăng nhận xét